Những hiện trường được xếp loại nguy hiểm về hỏa hoạn cao, không thể chữa cháy bằng hệ thống sprinkler thông thường, mà phải dùng hệ thống chữa cháy bằng nước vách tường
Hệ Thống Hồng Thủy được thiết kế để phun ra một lượng nước lớn, dày đặc. Nó bao trùm một vùng rộng, phun nước ra cùng một lúc bởi nhiều vòi phun, được bố trí thành dãy tùy theo yêu cầu của từng hiện trường.
Có 3 nguyên tắc chữa cháy bằng hệ thống hồng thủy:
1. Tác dụng làm nguội: Dùng nước để làm nguội bầu không khí nóng lên do cháy và do nước bốc hơi, đồng thời giữ cho nhiệt độ của vật chất ở dưới ngưỡng nhiệt độ bốc cháy. Làm nguội để hạn chế lây lan và mau chóng dập tắt cháy.
2. Tác dụng phủ kín: Một lượng hơi nước khổng lồ, khoảng 1650 lần thể tích nươc, bao phủ mặt phẳng đang cháy, ngăn không cho oxygen tiếp cận ngọn lửa. Tách oxygen nghĩa là lửa không còn điều kiện để tiếp tục cháy.
3. Tác dụng cô đặc: Hạt nước li ti hòa trộn với dầu, tạm thời quánh dầu thành một lớp nhủ tương trên bề mặt, ngăn không cho dầu bốc hơi. Dầu không bốc hơi thì lửa không còn điều kiện hoành hành.
Hệ thống có thể kích bằng điện (qua các đầu báo cháy), hoặc kích bằng các đầu sprinkler theo kiểu Wet Pilot (ống có chứa nước), hoặc theo kiểu Dry Pilot (ống không chứa nước).
Các loại Hệ Thống Hồng Thủy phân biệt theo tốc độ phun:
Tốc độ trung bình: Có tác dụng khống chế đám cháy bằng cách làm lạnh môi trường đang cháy. Với những vòi phun đặc biệt, nó sẽ phun thành những chùm tia nước li ti, tạo một màng sương theo dạng hình nón, làm lạnh mặt phẳng đang xảy ra sự cố, bằng cách loại trừ hơi nóng ra khỏi nơi nguy hiểm và tạo một màn chắn ngăn chặn bức xạ nhiệt.
Tốc độ cao: Phun ra những chùm tia nước có giọt tương đối lớn, cực mạnh, làm cho dầu đọng lại thành giọt gần mặt phẳng đang cháy, làm dầu nguội đi, và ngăn không cho nó bốc hơi thêm nữa. Nhờ dùng một lượng nước cực lớn trong một không gian nhỏ, ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt.
Nếu một dòng nước mạnh bắn vào dầu đang cháy, nước thọc sâu vào bên dưới mặt phẳng của dầu, và dầu sẽ nổi lên bên trên nước, lớp dầu nổi ấy tiếp tục bốc hơi và cháy.
Nhưng, nếu nước được phân phối dưới dạng những tia nước vừa thô vừa nhuyễn, nước trở thành phương tiện hiệu qủa và ít tốn kém nhất để dập tắt những đám cháy phát ra từ loại dầu nặng và trung bình.
Nếu nước được phân phối dưới dạng những tia nuớc li li như sương mù, và khi mặt phẳng của chất lỏng đang bốc hơi bị trùm phủ hoàn toàn, cùng lúc, thì những giọt nước li ti ấy tỏ ra hữu hiệu để dập tắt ngọn lửa bên trên bề mặt của loại dầu nhẹ như kerosene, và, trong điều kiện thuận lợi đặc biệt (được khoanh vùng, chia khu), nó chữa được những đám cháy từ dầu lửa.
Nói tóm lại, nước dưới dạng tia nước nhuyễn thì có thể chữa cháy hiệu qủa trên bề mặt dầu trước khi nó chìm vào dưới lớp dầu.