Thông số kĩ thuật Động cơ Honda GX 25T SD
Hãng sản xuất | Honda |
Loại | Động cơ xăng |
Kiểu động cơ | 4 thì, 1xilanh, cam treo |
Công suất (Kw) | 0.72 |
Số vòng quay (vòng/phút) | 7000 |
Dung tích xilanh (cc) | 25 |
Mức tiêu hao nhiên liệu (lít/giờ) | 0.54 |
Loại Bugi sử dụng | CMSH, CMRSH (NGK) |
Tỉ số nén | 8.0 : 1 |
Đặc điểm khác | Đường kính x hành trình piston35 x 26 mm Mô men soắn cực đại1N.m(0.10 kgf.m, 0.74 lbf.ft)/5,000 v/p Hệ thống làm mátBằng gió cưỡng bức Kiểu đánh lửaTransitor từ tính (IC) Thì đánh lửa27o BTDC Kiểu bugiCMSH, CMRSH (NGK) Bộ chế hòa khíKiểu màng chắn Lọc gióLọc khô Kiểu bôi trơnBơm phun Dung tích nhớt0.08 lít Kiểu khởi độngBằng tay Dừng động cơKiểu ngắt mạch Loại nhiên liệuXăng không chì có chỉ số octan 92 trở lên Dung tích bình nhiên liệu0.58 lít Chiều quay trục PTONgược chiều kim đồng hồ ( nhìn từ phía trục PTO) |
Kích thước (mm) | 198 x 221 x 230 |
Trọng lượng (kg) | 2.9 |
Theo chuyên gia, dầu nhớt động cơ (xăng, diesel, gas) chiếm khoảng 40% sản lượng dầu mỡ bôi trơn sản xuất trên toàn thế giới. Nhưng, đối với các nước đang phát triển như tại Việt nam, dầu nhớt cho động cơ chiếm đến 70% tổng sản lượng dầu mỡ bôi trơn (nghiên cứu của PFC năm 2012) được sản xuất trong nước và nhập khẩu. Trong đó, dầu nhớt cho động cơ diesel chiếm 40% và 60% dành cho động cơ xăng (một đặc thù của Việt nam là thị trường với hơn 30 triệu động cơ xe mô tô và gắn máy sử dụng xăng) nhưng thị trường cho xe ô tô sử dụng xăng rất thu hẹp về số lượng (1 triệu đơn vị/90 triệu dân).
Đối với động cơ đốt trong (ô tô, tàu thuỷ, động cơ công nghiệp) công suất do nhiên liệu cháy biến đổi chuyển động tịnh tiến khứ hồi của piston trong xylanh qua tay biên thành chuyển động quay của trục khuỷu. Những cụm chi tiết chủ yếu trong động cơ được bối trơn bao gồm hệ thống piston, xecmăng-xylanh, tay biên, trục khuỷu, hệ truyền động xupap và các loại ổ đỡ
Trong động cơ 4 kỳ dùng cho ô tô (xăng) hoặc các phương tiện tương tự, động cơ thường khởi động nguội (đánh lửa) hoặc phần lớn thời gian hoạt động với nhiệt độ máy thấp hơn quy định do dùng lại nhiều hoặc chở tải nhẹ. Điều này dẫn đến một lượng nước đáng kể tạo ra khi hơi nước (sản phẩm quá trình cháy xăng) ngưng tụ lại trên thành xylanh rồi lọt qua piston-xecmăng xuống carte chứa dầu nhớt. Nhiên liệu không cháy hết hoặc cháy một phần và muội than cũng lọt xuống carte cùng một số acid mạnh. Kết quả là màng dầu bôi trơn trên thành xylanh bị rửa sạch và quá trình gỉ- ăn mòn được thúc đẩy; tiếp theo là quá trình mài mòn (lớp gỉ bị bong tróc gây nên sự mài mòn cơ học kim loại) của các bộ phận chuyển động làm tăng khe hở của chúng và gây nên sự giật cục trong các bộ phận điều chỉnh hoặc hệ thống supap.
Các sản phẩm bị oxy hoá từ nhiên liệu và quá trình oxy hoá dầu nhớt thúc đẩy hình thành các acid hữu cơ góp phần vào quá trình ăn mòn các ổ đỡ. Một phần nước sẽ kết hợp với các acid hữu cơ này và các tạp chất bẩn khác tạo nên một loại “bùn” có tính nhớt khá cao. Loại cặn bùn này có thể làm tắc nghẽn các mao mạch dẫn dầu bôi trơn và cũng là nguyên nhân gây nên sự “tụt áp” bơm nhớt trong động cơ.
Do đó, đối với động cơ xăng, vấn đề chất lượng dầu nhớt phải đáp ứng được các tiêu chí như sau: duy trì được độ nhớt để bôi trơn liên tục, chống gỉ, chống ăn mòn hoá học và đặc biệt là có tính phân tán cao ( thông thường là cá phân tử lưỡng cực giữ cho các cặn, nước, acid hữu cơ, bùn,..lơ lửng trong dầu – không bám dính trên thành kim loại).
Đối với động cơ diesel, là các động cơ có tải trọng rất cao (cao hơn động cơ xăng); do điều kiện cháy nổ gần lý tưởng nên hiện tượng ngưng tụ hơi nước và lẫn nhiên liệu không phải là vấn đề nghiêm trọng. Điều quan tâm nhất của động cơ diesel là hàm lượng lưu huỳnh (sulfur) trong nhiên liệu. Khi nhiên liệu cháy chúng tạo thành các oxyt SOx, các oxyt này tiếp xúc với lượng nhỏ của nước sẽ tạo ra các acid mạnh. Các acid này không chỉ gây nên hiện tượng ăn mòn mà còn có tác dụng làm xúc tác gây ảnh hưởng mạnh đến sự biến chất của dầu.
Nhiệt độ của piston rất cao tạo nên lớp cặn carbon và lớp verni rất dày trên piston và các rãnh xecmăng. Trong điều kiện khắc nghiệt, lớp cặn này đóng trong các rãnh xecmăng dày đến mức xecmăng không thể thực hiện tốt chức năng dẫn tới việc lọt khí, độ mài mòn tăng lên cuối cùng là tổn hao công suất. Diesel cháy không hết sẽ sinh ra nhiều khói xả, bồ hóng lẫn vào trong dầu nhớt làm cho dầu bị đen, một phần sẽ gây mài mòn cơ học chi tiết máy.
Dầu nhớt cho động cơ diesel có các tính chất khác hơn so với động cơ xăng: hàm lượng chất tẩy rửa cao hơn gấp nhiều lần trong khi đó chất phân tán thì thấp hơn. Chất tầy rửa thông thường là các muối kim loại kiềm thổ (Ca, Mg) hữu cơ có tính kiềm cao (biểu trưng bằng chỉ số TBN- Trị số kiềm tổng) sẽ có chức năng trung hoà các acid mạnh sinh ra và một phần giúp cho các loại cặn không bám dính vào thành kim loại.
Do lượng cặn sinh ra rất nhiều trong động cơ diesel nên đối với các loại xe tải thời gian thay dầu nhớt sẽ nhanh hơn so với dầu động cơ xăng. Chu kỳ bảo dưỡng động cơ và dầu nhớt thông thường khoảng 5,000 Km cho động cơ diesel nhưng có thể đạt đến 10,000 Km cho động cơ xăng.